Danh mục

Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến 1
Hôm nay 43
Tháng này 11459
Tổng truy cập 990857

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC NHÀ TRƯỜNG

Lượt xem: 1155. Ngày đăng: 02:20 14/12/2023

PHÒNG  GD ĐT QUẾ SƠN

TRƯỜNG THCS ĐÔNG PHÚ

Số: 37/KH-THCSĐP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 

Đông Phú, ngày 01tháng 10 năm 2020

 

 

KẾ HOẠCH

Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 - 2025

và tầm nhìn đến năm 2030

 

Trường THCS Đông Phú được thành lập theo Quyết định số 96/QĐ-GDĐT ngày 13/02/1997 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Quảng Nam. Trong những năm qua trường THCS Đông Phú được sự quan tâm lãnh chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, của Phòng GDĐT Quế Sơn, các tổ chức đoàn thể; đặc biệt là sự đồng tình giúp đỡ từ  quí vị phụ huynh học sinh (PHHS) đã giúp cho trường THCS Đông Phú phát triển vững chắc về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất (CSVC) xây dựng cảnh quan nhà trường đáp ứng yêu cầu cho công tác giảng dạy; nhờ vậy trường luôn đạt được thành tích trường tiên tiến xuất sắc trong nhiều năm liền. Nhà trường đã và đang từng bước phát triển vững chắc và ngày càng trưởng thành hơn, phấn đấu sẽ trở thành một ngôi trường chất lượng cao của huyện nhà.

Trên cơ sở kế thừa và phát huy thành quả đạt được trong chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015 - 2020; nhà trường xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025 tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược phát triển giáo dục của Trường THCS Đông Phú giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển. Đây là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) nhà trường. Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược và tầm nhìn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhà trường nói riêng và ngành Giáo dục huyện Quế Sơn nói chung.

A. CƠ SỞ PHÁP LÍ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế;

Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 26/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;

Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT Ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ Quyết định số 2428/QĐ-UBND ngày 04/9/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt đề án sắp xếp lại trường, điểm trường, lớp học gắn với việc bố trí lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam đến năm học 2024-2025;

Căn cứ kế hoạch của UBND huyện Quế Sơn về kế hoạch phát triển GDPT trên địa bàn huyện Quế Sơn giai đoạn 2020-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 4640/KH-UBND ngày 12/8/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam về xây dựng “Trường học hạnh phúc” trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

          Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương thị trấn Đông Phú và điều kiện của nhà trường.

B. NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN 2030

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

          1. Môi trường bên trong

a) Điểm mạnh

+ Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Đội ngũ CBGVNV hiện tại có 40 người; trong đó: BGH: 02; giáo viên: 34; nhân viên: 04. Trình độ chuyên môn của CBCCVC: 100% đạt chuẩn, có 35 CBGVNV đạt trên chuẩn, tỉ lệ 87,5%.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết nhất trí, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt các cuộc vận động do ngành và địa phương phát động.

          - Nhà trường quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương của ngành giáo dục các cấp; thực hiện tốt  quy chế chuyên môn; kế hoạch dạy học theo quy định của Bộ GDĐT. Tổ chức giảng dạy đầy đủ các môn học, dạy đúng đủ chương trình từng môn. Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, quy chế đánh giá cho điểm đúng quy định hiện hành, đúng thực chất chất lượng.

- Phong trào thi đua giảng dạy, học tập trong trường ngày càng sôi nổi, đi vào chiều sâu. Hằng năm đều có học sinh giỏi cấp Huyện, cấp tỉnh.

- Các đoàn thể trong nhà trường hoạt động tốt, tổ chức Công đoàn, Đội thiếu niên đều đạt vững mạnh, chi bộ của trường đạt danh hiệu chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Chất lượng học sinh

+ Học lực

Năm học

TS học sinh

Giỏi

Khá

TB

Yếu - Kém

2017 - 2018

479

140

29,23%

163

34.03%

174

36,33%

2

0.42%

2018 - 2019

512

158

30,86%

159

31,05%

193

37,7%

2

0.40%

2019 - 2020

526

167

31,75%

174

33,08%

184

34,98%

1

0,19%

 

+ Hạnh kiểm     

Năm học

TS học sinh

Tốt

Khá

TB

Yếu - Kém

2017 - 2018

479

383

79,96%

87

18,16%

9

1,88%

0

0%

2018 - 2019

512

396

77,34%

109

21,29%

7

1,37%

0

0%

2019 - 2020

526

458

87,07%

65

12,36%

3

0,57%

0

0%

 

+ Về cơ sở vật chất:

- Cơ sở vật chất hiện có 31  phòng, chia ra:

+ Phòng học: 09 phòng

+ Văn phòng : 01phòng

+ Phòng làm việc của HT+HP: 02 phòng

+ Phòng Hội đồng :01 phòng

+ Phòng truyền thống: 01 phòng

+ Phòng tin học : 01 phòng

+ Phòng dạy nhạc: 01 phòng

+ Phòng dạy Mĩ thuật: 01 phòng

+ Phòng tổ bộ môn: 02 phòng

+ Phòng thí nghiệm thực hành: 02 phòng

+ Phòng Thư viện - thiết bị : 04 phòng

+ Phòng đa năng: 01phòng

+ Phòng thường trực: 01 phòng

+ Phòng đoàn thể: 02 phòng

+ Phòng y tế học đường: 01phòng

+ Phòng thường trực: 01 phòng

- Cơ sở vật chất nhà trường bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại.

+ Thành tích:

- Năm học 2018-2019: Trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc được giám đốc Sở tặng giấy khen. Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công đoàn vững mạnh.

- Năm học 2019- 020: Trường đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc được giám đốc Sở tặng giấy khen. Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ Công đoàn vững mạnh.

b) Điểm hạn chế

+ Tổ chức quản lí của hiệu trưởng:

- Do cơ chế nên nhà trường chưa chủ động được việc tuyển chọn được nhiều CBGVNV có năng lực chuyên môn giỏi, nghiệp vụ sư phạm vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao .

- Đánh giá chất lượng hiệu quả công tác CBGVNV còn mang tính động viên khuyến khích, chưa đi thực chất chất lượng.

- Công tác xã hội giáo dục được triển khai thực hiện tốt trong các năm qua, tuy nhiên chưa huy động khai thác được nhiều nguồn lực của địa phương thi trấn.

+. Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một vài CBGVNV có tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

+ Chất lượng học sinh:  Một bộ phận nhỏ  học sinh có học lực yếu kém, ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt, không có động cơ học tập, gia đình thiếu sự quan tâm.

+ Cơ sở vật chất: Thiếu phòng học để thực hiện việc dạy 2 buổi/ ngày

2. Môi trường bên ngoài

Trường thuộc địa bàn thị trấn, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện Quế Sơn. Mặt bằng dân trí nói chung chư­a đồng đều. Một số gia đình mải làm ăn buôn bán nên chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình.

 Nhà trường có nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của địa phương, đẩy mạnh việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học trong công tác quản lý giáo dục.

a) Thời cơ

- Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo  của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, của Phòng GDĐT Quế Sơn..

- Được sự đồng thuận hỗ trợ của phụ huynh học sinh và các tổ chức đoàn thể xã hội.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên đa số là lực lượng trẻ, nhiệt tình, năng nổ.

           - Nhu cầu giáo dục chất lượng cao ngày càng tăng.

b) Thách thức

- Chất lượng giáo dục phải ngày càng được nâng cao để đáp ứng được sự phát triển kinh tế xã hội.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên  phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

c) Xác định các vấn đề ưu tiên

          - Chấm dứt tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp”, hạn chế thấp nhất tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học.

- Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

- Xây dựng văn hóa Nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây mới các công trình, phòng học, tăng cường trang thiết bị dạy học.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Ứng dụng có hiệu quả CNTT trong dạy - học và công tác quản lí.

- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lí, giảng dạy.

II. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ

1. Tầm nhìn

          Trường THCS Đông Phú là môi trường chuẩn mực và năng động, nơi học sinh học tập và rèn luyện bản thân, giúp các em có kiến thức vững vàng  bước vào trường THPT, trường THCN và dạy nghề.

2. Sứ mệnh

Tạo dựng được môi trường học tập có chất lượng giáo dục cao để học sinh  có điều kiện phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.

3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường

- Tình đoàn kết, lòng nhân ái.

- Tinh thần trách nhiệm, sự hợp tác.

- Lòng tự trọng, tính trung thực.

- Tính sáng tạo, khát vọng vươn lên.

III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

1. Mục tiêu

          Nâng cao chất lượng đội ngũ CBGVNV đáp ứng yêu cầu phát triển trong giáo dục thời kỳ đổi mới, thực hiện tốt CTGDPT 2018.

          Xây dựng nhà trường thực sự có uy tín về chất lượng giáo dục toàn diện, theo hướng tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập.

2. Chỉ  tiêu

a) Đội ngũ cán bộ, giáo viên

- Nâng cao nhận thức của CBGVNV về giáo dục, từ đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu đạt 100%  giáo viên trên chuẩn.

- Học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Tất cả cán bộ giáo viên đều sử dụng thành thạo máy vi tính, internet; thường xuyên truy cập vào các trang của Phòng GDĐT Quế Sơn (pgdqueson.edu.vn) và các trang của cơ sở giáo dục khác để học tập và ứng dụng vào trong các bài giảng của mình.

b) Học sinh hàng năm

+ Dự kiến số lớp, số học sinh giai đoạn 2020 - 2025:

 

Năm học

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

Toàn trường

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số

lớp

Số

HS

2019 - 2020

3

113

4

141

4

146

4

134

15

534

2020 - 2021

3

98

3

113

4

141

4

146

14

498

2021 - 2022

5

171

3

98

3

113

4

141

15

523

2022 - 2023

5

175

5

171

3

98

3

113

16

557

2023 - 2024

4

131

5

175

5

171

3

98

17

575

2024 - 2025

4

148

4

131

5

175

5

171

18

625

 

+ Chất lượng giáo dục:

- Học lực: Xếp loại giỏi đạt từ 25% trở lên; Xếp loại khá đạt từ 35% trở lên; Xếp loại yếu, kém không quá 2%

- Hạnh kiểm: Xếp loại khá, tốt đạt từ 90% trở lên; Xếp loại trung bình không quá 10%; Học sinh được trang bị các kĩ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

- Được đánh giá xếp loại tốt về tiêu chuẩn xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thời gian tổ chức, nội dung các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài giờ lên lớp.

- Đơn vị thị trấn Đông Phú  được công nhận hoàn thành công tác phổ cập THCS đúng độ tuổi, tiến đến hoàn thành phổ cập bậc trung học phổ thông.

c) Cơ sở vật chất

- Khuôn viên nhà trường là một khu riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường, tất cả các khu trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức tốt các hoạt động quản lý, dạy học và các hoạt động giáo dục.

- Có đầy đủ phòng học, phòng bộ môn, khu phục vụ học tập, khu văn phòng… theo quy định tại Điều lệ trường trung học.

        - Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet cho tất cả các máy vi tính cho giáo viên và học sinh sử dụng để đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học.

- Xây dựng Website cho trường, luôn cập nhật thông tin của nhà trường về chủ trương, thông báo, cập nhật điểm học sinh thường xuyên đề PHHS theo dõi nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.

- Xây dựng môi trường sư phạm, cảnh quan nhà trường “Xanh - Sạch - Đẹp” ở mức độ cao.

3. Phương châm hành động

“Chất lượng giáo dục là uy tín và danh dự của nhà trường”

IV. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lí thuyết với thực tiễn, giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng , tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.

2. Xây dựng và phát triển đội ngũ

Xây dựng đội ngũ CBGVNV đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Xây dựng đội ngũ đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục

Xây dựng CSVC trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

Người phụ trách: Hiệu trưởng; kế toán, nhân viên thiết bị.

4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin

Triển khai rộng rãi việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lí, giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng quản lí, chất lượng giáo dục. Động viên CBGVNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng thành thạo máy vi tính phục vụ cho công tác soạn giảng.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, giáo viện tin học.

5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục

- Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBGVNV.

- Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường.

+ Nguồn lực tài chính:

Ngân sách Nhà nước

Ngoài ngân sách (phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm...)

+ Nguồn lực vật chất:

- Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.

- Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy học.

- Người phụ trách: HT, PHT, BCH Công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh.

6. Xây dựng thương hiệu

-  Tập trung mọi nhân lực vật lực trí lực để nâng cao chất lượng dạy và học nhằm xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường.

- Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng CBGVNV, học sinh và PHHS.

- Trường  xây dựng trang Web, Logo. Ngày thành lập trường là ngày 13/02/1997 nên lấy ngày 13/02 hàng năm là ngày truyền thống nhà  trường.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng phòng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng sư phạm đối với quá trình xây dựng thương hiệu nhà trường.

V. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi đến toàn thể CBGVNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Tổ chức

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược; điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường..

3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược

- Giai đoạn 1: Từ năm 2020 - 2022: là thời gian để nhà trường được  công nhận lại đạt chuẩn quốc gia; đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.

- Giai đoạn 2: Từ năm 2022 - 2025: là thời gian xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở mức độ cao hơn.

- Giai đoạn 3: Từ năm 2025 - 2030: là thời gian xây dựng thương hiệu trường chất lượng cao.

4. Phân công trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân

a) Hiệu trưởng: 

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:

- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển chung cho toàn trường.

- Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hằng năm của toàn trường và thực hiện Kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn.

b) Phó Hiệu trưởng: 

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục các biến động về chất lượng giáo dục.

c) Tổ trưởng chuyên môn và tổ trưởng văn phòng

- Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) của tổ, trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian và các nguồn lực thực hiện.

- Triển khai thực hiện nội dung bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, nâng cao năng lực giảng dạy bộ môn và giáo dục học sinh.

d) Giáo viên, nhân viên

- Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông tin kịp thời những vướng mắc nhằm để bàn bạc, có các giải pháp để thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường.

- Tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đào tạo và năng lực giảng dạy, giáo dục, năng lực công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng, phát triển và quảng bá về trường mình.

 e) Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

- Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong Kế hoạch phát triển nhà trường.

- Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

f) Ban đại diện cha mẹ học sinh

- Tham gia góp ý việc triển khai thực hiện Kế hoạch; cộng tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục, xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất và vận động xã hội hóa giáo dục; cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc PHHS và nhân dân tạo sự đồng thuận và ủng hộ việc thực hiện mục tiêu kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, quan tâm chăm sóc và tạo điều kiện tốt để con em học tập, được rèn luyện ở trường học và có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

- Tăng cường giáo dục gia đình, vận động PHHS quan tâm phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.

5. Kiểm tra đánh giá

Dựa trên các văn bản pháp quy hiện hành, cập nhật kịp thời những văn bản mới để kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động của nhà trường cho đúng hướng.

Việc kiểm tra, đánh giá cần căn cứ dựa trên việc tự đánh giá, nhận xét của cá nhân, tập thể. Trên cơ sở đó, lãnh đạo nhà trường phân công các thành viên kiểm tra, đối chiếu với các hoạt động thực tế để có kết luận, rút ra kinh nghiệm và đề xuất những điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn.

6. Tiêu chí đánh giá

Bám sát nội dung kế hoạch chiến lược, các mục tiêu, chỉ tiêu, phương châm hành động được nêu trong kế hoạch để kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện, đánh giá mức độ tiến bộ trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu cùng kỳ năm sau với năm trước và với mục tiêu đề ra của kế hoạch chiến lược.

VI. KẾT LUẬN

1. Kế hoạch chiến lược là một văn bản có tác dụng định hướng cho sự xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường đúng hướng trong tương lai; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong từng kế hoạch hằng năm.

2. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện rõ sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường nhằm mục đích xây dựng cho mình một thương hiệu, địa chỉ giáo dục đáng tin cậy.

3. Trong thời kỳ hội nhập, có nhiều sự thay đổi về kinh tế xã hội, tất nhiên Kế hoạch chiến lược của nhà trường sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung. Tuy nhiên, bản Kế hoạch chiến lược này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.

VII. KIẾN NGHỊ

1. Đối với các cấp chính quyền

Đầu tư CSVC cho nhà trường, xây thêm các phòng học để nhà trường thực hiện việc dạy 2 buổi/ ngày.

2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

 - Quan tâm quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ quản lý, phê duyệt, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu cho nhà trường.

- Thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo, hỗ trợ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra.

          - Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục; Tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên.

            Trên đây là Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Đông Phú giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Nhà trường căn cứ lộ trình sẽ từng bước cụ thể hóa thành chương trình, hành động sát với thực tế của nhà trường, của địa phương và yêu cầu phát triển của Ngành nhằm thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đề ra  góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hòa nhập quốc tế”./.

 

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT Quế Sơn                 Báo cáo

- UBND thị trấn Đông Phú

- Tổ trưởng các tổ chuyên môn;

- CTCĐ;                                        Tổ chức thực hiện

- TPT;                                                                                                   

- Lưu VP.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Trần Đình Lộc

 

 

 

PHÊ DUYỆT CỦA

UBND THỊ TRẤN ĐÔNG PHÚ

 

 

Đã phê duyệt

 

 

 

 

PHÊ DUYỆT CỦA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

Đã phê duyệt

 

 

 

Tin liên quan

Hình ảnh nhà trường

Liên kết