PHÒNG GDĐT QUẾ SƠN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG THCS ĐÔNG PHÚ |
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 145/KH-THCSĐP |
Đông Phú, ngày 10 tháng 12 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
Thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế năm học 2023-2024
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (Nghị định số 55/2011/NĐ-CP); Công văn số 5132/BGDĐT-PC ngày 21/9/2023 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2023-2024 về công tác pháp chế;
Công văn số 470/PGDĐT-PC ngày 04/12/2023 cùa Phòng GDĐT Quế Sơn về việc triển khai thực hiện công tác pháp chế năm học 2023-2024;
Trường THCS Đông Phú xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế năm học 2022- 2023 với các nội dung như sau:
I. Nhiệm vụ chung
1. Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của cán bộ làm công tác pháp chế tại đơn vị và thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.
2. Tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển GDĐT; nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), đặc biệt là các văn bản dưới luật trong lĩnh vực GDĐT.
3. Chủ động rà soát VBQPPL để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, kịp thời xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không còn phù hợp với các văn bản cấp trên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa VBQPPL kỳ 2019-2023 bảo đảm tiến độ, chất lượng theo hướng dẫn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan có liên quan.
4. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL); thực hiện có chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả nhiệm vụ công tác PBGDPL; bảo đảm công tác PBGDPL được tổ chức triển khai thực chất, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2023-2024; tập trung tuyên truyền, phổ biến các luật và quy định pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý nhà nước về GDĐT, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam.
5. Đẩy mạnh hoạt động theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về giáo dục để kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật.
II. Nhiệm vụ cụ thể
Ngoài việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Kiện toàn và phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ pháp chế
a) Đối với lãnh đạo nhà trường:
- Thành lập Tổ pháp chế và phân công viên chức thực hiện công tác pháp chế tại trường. Danh sách thành viên Tổ pháp chế gồm 09 thành viên và các giáo viên chủ nhiệm của tất cả các lớp trong nhà trường, cụ thể:
1. Ông Trần Đình Lộc, Hiệu trưởng, làm Tổ trưởng;
2. Bà Lương Thị Thanh Thúy, Phó Hiệu trưởng, làm Tổ phó;
3. Bà Nguyễn Thị Bích Huệ, Chủ tịch công đoàn, làm Tổ phó;
4. Ông Hồ Văn Minh, TPT Đội TNTP, làm Thành viên;
5. Bà Đinh Thị Xuân Thời, Tổ trưởng Tổ Tự nhiên, làm Thành viên;
6. Bà Nguyễn Thị Hồng Thuận, Tổ trưởng Tổ Xã hội, làm Thành viên;
7. Bà Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Tổ trưởng Tổ Văn phòng, làm Thành viên;
8. Bà Thái Thị Thảo, Nhân viên Văn thư, làm thành viên;
9. Ông Nguyễn Ngọc Lân, nhân viên Kế toán, làm thành viên;
10. Giáo viên chủ nhiệm của 14/14 lớp làm thành viên.
- Cử thành viên phụ trách công tác pháp chế, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo viên dạy môn Giáo dục công dân tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật do Sở, Phòng GDĐT, Sở, Phòng Tư pháp, các cơ quan chuyên môn khác của UBND tỉnh và UBND cấp huyện tổ chức.
- Theo dõi hoạt động pháp chế tại các trường học, tổng hợp tình hình, kết quả hoạt động của nhà trường để báo cáo Phòng GDĐT, UBND huyện và các ban ngành liên quan.
b) Đối với Tổ pháp chế:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tư vấn, giúp Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý của đơn vị; bảo đảm cho nhà trường hoạt động tuân theo pháp luật và thực hiện nguyên tắc pháp chế; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trường, của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người học.
- Giúp Hiệu trưởng đơn vị chuẩn bị ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị gửi lấy ý kiến; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Tổ chức, phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mới ban hành; nội quy, quy chế của các cơ quan liên quan và của cơ sở giáo dục khác cho cán bộ, viên chức, nhân viên và người học
- Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế trong hoạt động của nhà trường.
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Hiệu trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của nhà trường.
2. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), rà soát, hệ thống hóa VBQPPL
- Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, tổ chức thực hiện và tham gia vào việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nội dung các VBQPPL liên quan lĩnh vực GDĐT do bộ phận Pháp chế Phòng GDĐT hướng dẫn.
-Tham gia góp ý đầy đủ, chất lượng đối với dự thảo VBQPPL liên quan đến giáo dục do các cơ quan, đơn vị khác soạn thảo theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác pháp chế năm học 2023-2024 tại đơn vị; chú trọng công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các văn bản hành chính có chứa quy phạm pháp luật do nhà trường ban hành.
3. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
- Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch công tác PBGDPL năm học 2023-2024. Tiếp tục tập trung triển khai, tuyên truyền, phổ biến kịp thời, thường xuyên chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXII; các văn bản pháp luật mới ban hành liên quan đến lĩnh vực GDĐT và các quy định pháp luật phù hợp với từng đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
- Tổ chức phổ biến kịp thời, thường xuyên chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định mới liên quan đến lĩnh vực GDĐT, nhất là các vấn đề xã hội quan tâm, bức xúc để xã hội, nhân dân hiểu, chia sẻ, ủng hộ và đóng góp nhiều hơn cho ngành.
- Thực hiện triển khai tốt Quyết định số 559/QĐ-BGDĐT ngày 28/02/2023 của Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành giáo dục năm 2023, Kế hoạch số 383/KH-SGDĐT ngày 24 tháng 02 năm 2023 của Sở GDĐT về công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2023 của ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam; Kế hoạch số 17/KH-PGDĐT ngày 06 tháng 3 năm 2023 của Phòng GDĐT về thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2023;
- Chỉ đạo giáo viên bộ môn chú ý lồng ghép giáo dục pháp luật cho học sinh thông qua bài giảng một cách hợp lý, phối hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, gắn việc giảng dạy và học tập pháp luật với rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nhằm củng cố kiến thức pháp luật đã học trong chương trình, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tìm hiểu kiến thức pháp luật và vận dụng pháp luật trong xử lý tình huống thực tế.
- Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người học; tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục, ngành tư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cần bám sát các nhiệm vụ chủ yếu năm học 2023-2024 của ngành Giáo dục, đồng thời gắn với việc triển khai thực hiện Luật Giáo dục 2019; Luật Phòng, chống tham nhũng 2018; Tổ chức phổ biến kịp thời, thường xuyên các quy định pháp luật mới về giáo dục (quy định về điều lệ nhà trường; đánh giá, xếp loại học sinh; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; phòng học bộ môn... do Bộ trưởng Bộ GDĐT mới ban hành) và các quy định pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.
- Đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các kiến thức pháp luật trong chương trình chính khóa; tăng cường nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng trong các chương trình ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt Ngày Pháp luật và các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật.
- Bổ sung, nâng cao chất lượng tủ sách pháp luật và các phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Đăng tải thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật trên website của nhà trường. Chú trọng việc đánh giá, nhân rộng điển hình về các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả của đơn vị về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (TDTHTHPL) và quản lý công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Thực hiện công tác TDTHTHPL trong lĩnh vực giáo dục ở địa phương theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về TDTHTHPL; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP và Quyết định số 255/QĐBGDĐT ngày 17/01/2023 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch TDTHTHPL và theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2023; Kế hoạch số 159/KH-SGDĐT ngày 01/02/2023 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn năm 2023.
- Tăng cường công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện các VBQPPL về giáo dục, các văn bản chỉ đạo của ngành; kết hợp chặt chẽ giữa công tác TDTHTHPL với tăng cường hoạt động kiểm tra việc thực hiện pháp luật để kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật hoặc không còn phù hợp.
- Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các VBQPPL của Nhà nước, đặc biệt trong thực hiện cơ chế tự chủ tại đơn vị (tự chủ tài chính và tự chủ bộ máy, nhân sự); văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của nhà trường.
- Xây dựng báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực giáo dục ở địa phương báo cáo về Phòng GDĐT để Phòng tổng hợp báo cáo cho Sở GDĐT, UBND huyện.
5. Công tác thông tin báo cáo
Thực hiện báo cáo kịp thời, đảm bảo nội dung và gửi về Phòng GDĐT đúng thời gian quy định cụ thể :
- Kế hoạch thực hiện công tác pháp chế năm học 2023-2024 gửi về Phòng GDĐT trước ngày 10/12/2023.
- Thực hiện tốt các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Phòng GDĐT.
III. Tổ chức thực hiện
1. Đối với Lãnh đạo nhà trường
- Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế năm học 2022 2023 của đơn vị; củng cố việc quản lý, khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật tại trường.
- Thường xuyên cập nhật các văn bản QPPL lĩnh vực GDĐT còn hiệu lực thi hành tại chuyên mục Văn bản pháp quy trên trang thông tin điện tử của Phòng, lập và bổ sung danh mục các loại sách, báo, tài liệu trong tủ sách pháp luật để hỗ trợ tra cứu phục vụ công tác;
- Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các trường học (Tổ pháp chế); hướng dẫn chỉ Tổ pháp chế thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế năm học 2023-2024.
2. Đối với Tổ pháp chế
Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Tổ pháp chế; tổ chức tự kiểm tra để kịp thời phát hiện thiếu sót, tồn tại trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện công tác pháp chế tại đơn vị.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại các buổi họp Hội đồng sư phạm, tiết chào cờ, sinh hoạt chủ nhiệm lớp và chỉ đạo thực hiện tốt việc giảng dạy pháp luật thông qua bộ môn Giáo dục công dân. Chỉ đạo Ban Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật vào các hoạt động ngoại khóa.
Thực hiện lưu trữ hồ sơ công tác pháp chế theo năm học gồm: Kế hoạch năm học và kế hoạch các hoạt động được tổ chức trong năm; Báo cáo sơ, tổng kết; các văn bản hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị; biểu mẫu thống kê tình hình thi hành pháp luật; hình ảnh tổ chức hoạt động liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế năm học 2023-2024 của Trường THCS Đông Phú. Đề nghị toàn thể thành viên trong nhà trường thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./-
Nơi nhận: - Phòng GDĐT (để báo cáo); - Tổ PC (thực hiện); - CBGVNV; - Lưu: VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Trần Đình Lộc |